Cập nhật các tin tức mới nhất về tình hình kinh tế vĩ mô, vi mô và thị trường bất động sản; Các tỉnh ĐBSCL đang đón nhận dòng vốn đầu tư tích cực, các chỉ số kinh tế quan trọng khởi sắc… là những nội dung được đề cập đến trong chuyên đề khởi đầu tháng 11: Housing Market Update!
Các giảng viên của Viện Đào tạo (DXMT Edu), đã cung cấp cho đội ngũ quản lý Khối kinh doanh một chuyên đề hấp dẫn, với các tin tức mới nhất về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam; đánh giá, phân tích cơ hội của NĐT bất động sản trong bối cảnh hiện nay; vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đón nhận làn sóng đầu tư FDI tích cực với các dự án khu công nghiệp quy mô lớn, bên cạnh đó là tiến độ triển khai các tuyến cao tốc liên vùng quy mô lớn… đã minh chứng: đây là thị trường nhiều tiềm năng cho NĐT cả nước.
Quý III năm 2022, các tỉnh ĐBSCL đều đạt được mức tăng trưởng cao, điển hình TP Cần Thơ đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay: 36,17%, Hậu Giang 14,7%, Tiền Giang 14,4%, Long An 9,4%, An Giang 8,6%… đã cho thấy, nội lực của các tỉnh ĐBSCL vẫn giữ được sự ổn định và bật tăng, nhờ vào lợi thế xuất khẩu nông sản và thủy hải sản.
Về chỉ số tăng trưởng của ngành công nghiệp, ấn tượng nhất là Cần Thơ và Vĩnh Long, Bến Tre, lần lượt là: 30,9%, 28,9% và 23,7%, cho thấy chính sách thu hút đầu tư của các tỉnh thành ĐBSCL đang phát huy hiệu quả. Đơn cử trong hai năm gần nhất, TP Cần Thơ đã thu hút được hai dự án FDI lớn: Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II và khu công nghiệp VSIP quy mô 900ha tại Vĩnh Thạnh. Tập đoàn này cam kết, trong 12 tháng khởi công sẽ lấp đầy 50% diện tích 293ha (giai đoạn 1). Ngoài ra về bất động sản, Tập đoàn Sao Mai cũng đã đầu tư một dự án đại đô tị quy mô 180ha tại địa bàn hai huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt.
Còn về cơ sở hạ tầng giao thông, có thể nói các tuyến cao tốc quy mô lớn đang giúp cho kinh tế xã hội vùng ĐBSCL từng bước nâng tầm. Đầu tiên phải kể đến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, giúp 4 tỉnh hưởng lợi chính, rất nhiều tiềm năng: Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng; cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu cũng được rót vốn triển khai, hoàn thành trước năm 2026; cao tốc Cần Thơ – Cà Mau nằm trong giai đoạn 2021-2025; cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi nối Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang đã hoàn thành.
Bên cạnh đó, tiềm năng du lịch cũng là trợ lực chính cho bất động sản và các lĩnh vực liên quan phát triển, tại An Giang, 9 tháng đầu năm, tỉnh này đón 7 triệu lượt khách, mang về doanh thu 4.000 tỷ đồng cho tỉnh nhà. Xuất phát từ lợi thế 33 điểm du lịch đặc sắc, văn hóa đa dân tộc đa sắc màu, dân số đông nhất vùng và diện tích rộng lớn nhất vùng, An Giang đang là thị trường giàu tiềm năng đối với nhà đầu tư các tỉnh.
Rất nhiều các thông tin vĩ mô khác đã được các giảng viên Viện Đào tạo, phân tích một cách toàn diện, giúp học viên có đầy đủ thông tin mới và có chiều sâu, để cung cấp cho NĐT đang có nhu cầu tìm hiểu các thị trường này.
Ngoài ra, chiều cùng ngày, 2 chuyên đề quản lý: Tạo động lực; Hoạch định, tổ chức, kiểm soát công việc và quản lý nhóm hiệu quả, cũng được học viên đón nhận nhiệt tình và sôi nổi tham gia ý kiến; thực hành các tình huống liên quan đến kỹ năng quản lý, trong quá trình học và thảo luận nhóm.
Các học viên mong muốn, Viện Đào tạo sẽ tiếp tục mở các lớp kỹ năng cần thiết, trong quý IV này.